advise

Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ 4.0

Mục lục

    Một việc khá phổ biến trong nhà máy là sự có mặt của nhiều thế hệ máy móc cùng thực hiện một nhiệm vụ sản xuất giống hệt nhau. Ngoài trừ cho những doanh nghiệp quy mô lớn với nhiều vốn, hầu hết mọi doanh nghiệp còn lại không có khả năng thay thế trang thiết bị và phải bổ sung thêm mới các thiết bị dựa theo từng khu vực, từng giai đoạn trong một kế hoạch đầu tư dài hạn và thẳng hàng với chiến lược phát triển doanh nghiệp của họ. Phương pháp đầy từ và lên kế hoạch dài hạn này không phải là một thứ gì còn xa lại với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất. Và họ thường thay đổi hoạt động vận hành của họ một cách song song với những trang thiết bị mới được sắm sửa và đưa vào sản xuất.

    Với một tập hợp các công nghệ mới dần dần làm thay đổi cách doanh nghiệp sản xuất tiếp cận hoạt động của họ, Nền công nghiệp 4.0 đang định hình lại sản xuất sản phẩm là gì và nó cần được sản xuất tốt đến mức nào. Và bởi vì nó đang dần trở nên trưởng thành và hoàn thiện hơn nên sẽ là một con đường học tập lâu dài và khó khăn cho bất cứ công nghệ 4.0 nào được đưa vào sử dụng. Nhưng bên cạnh việc phát triển một chiến lược mua sắm và nâng cấp thiết bị bền vững, doanh nghiệp cũng nên bắt đầu tìm kiếm một chiến lược dài hạn cho sự áp dụng các công nghệ 4.0.

    Một nhà máy “thực sự” thông minh

    Nền tảng của nền công nghiệp 4.0 nằm ở dữ liệu, đặc biệt các các cơ sở dữ liệu lớn và sự phân tích tân tiến. Với sự thu thập dữ liệu từ đa nguồn với các công nghệ toàn bộ công xưởng sản xuất, các thuộc toán học máy và phân tích tân tiến có thể cung cấp các quyết định thời gian thật cho sản xuất, bảo dưỡng, lên kế hoạch, quản lý tồn kho và làm chủ các khu vực khác. Tất cả các khía cạnh của nhà máy sẽ vận hành với một sự thật duy nhất để đạt được trực quan hóa sản xuất hoàn toàn trong thời gian thực.

    Đối với một số mảng công nghiệp khác nhau, ý tưởng của việc sử dụng “bản sao kỹ thuật số” sẽ cho phép tạo nhiều vòng lặp bản sao sản phẩm khác nhau mà có thể dự đoán được lỗi vận hành, từ đó cho phép bộ phận bảo dưỡng trở thành “dự đoán” chứ không còn là “phản ứng” trong thực thi nhiệm vụ của mình. Loại công nghệ này cũng đã được mở rộng và trao quyền được cho những ứng dụng dịch vụ hiện trường để có thể cung cấp được dịch vụ giá trị gia tăng cho dàn trang thiết bị nhà máy.

    Một yếu tố chính của Nền công nghiệp 4.0 là IIOT (Industrial Internet of Things) hay còn được gọi là Internet vạn vật Công nghiệp. Bằng cách thiết lập vừa vặn đa thế hệ các thiết bị sản xuất trong nhà máy, dữ liệu chuẩn hóa có thể được thu thập mà trước đây không có khả năng truy cập được. Nhiều thiết bị này, ví dụ như thiết bị công nghệ IIOT chuẩn xác, tân tiến mà Data Insight cung cấp, sẽ thiết lập cho các trang thiết bị máy móc có khả năng kết nối tới nền tảng cloud cho việc giám sát sản xuất và tình trạng, cho phép sự trực quan hóa hoàn toàn ở công xưởng sản xuất trong thời gian thực. Các thiết bị Data Insight cung cấp cũng có thể được thiết lập từ xa bằng tập lệnh xử lý ngôn ngữ tự nhiên để có thể thực hiện kết nối với cả thành phần analog và kỹ thuật số.

    Và tất cả những chức năng này kết hợp vào hệ thống điện toán đám mây có thể tạo ra được sự tường minh công xưởng sản xuất trong thời gian thực. Từ đó cải thiện hiệu quả sản xuất, cải thiện chỉ số OEE và cho phép nhà quản lý có thể tùy chỉnh bảng biểu thị thông tin để cho phép họ hành động khi nhu cầu ập đến.

    Nhà máy áp dụng công nghệ 4.0
    Nhà máy thông minh

    Về tầm nhìn dài hạn

    Khi nhiều doanh nghiệp sản xuất đang hướng tới sự tích hợp với nhiều công nghệ khác nhau, nhiều doanh nghiệp khác thì đang cố gắng tìm một điểm bắt đầu hay đang di chuyển vô định. Một phần vấn đề này nằm trong tầm nhìn của doanh nghiệp đối với công nghiệp 4.0 so với tầm nhìn truyền thống về vấn đề sắm sửa và nâng cấp thiết bị một nhà máy. Và ở hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang nhìn vào và quản lý 2 vấn đề đó trong những chiều hướng khác nhau. Bởi vì những lợi ích giá trị gia tăng của công nghệ mới được trình bày ở trên, doanh nghiệp sản xuất nên xem xét lại việc áp dụng một chiến lược phát triển dài hạn mà có thể tích hợp cả 2 công việc đó.

    Lý do rõ ràng nhất là do những công nghệ mới này, đặc biệt là IIOT, có thể “nâng cấp” khả năng thu thập dữ liệu từ thiết bị sản xuất, cho phép trì hoãn các kế hoạch đầu tư để nâng cấp. Bởi dữ liệu có thể được truy cập từ tất cả các máy móc analog lỗi thời cũng như là kỹ thuật số, sản xuất có thể được trực quan hóa và quản lý trực tiếp ở khu vực sản xuất hay từ xa do nhà quản lý và nhân viên kỹ thuật. Nó có tiềm năng để kéo dài tuổi thọ của thiết bị sản xuất, cho phép vốn đầu tư có thể được sử dụng ở những chỗ cần thiết hơn. Vì vậy, việc coi sự mở rộng nền công nghiệp 4.0 và vốn đầu tư như hai quy trình hoàn toàn khác nhau là vô cùng bất hợp lý với những gì mà công nghệ 4.0 có thể giúp đỡ khi được đặt cùng với nhau.

    Và cũng tồn tại một lý do thực tế dành cho việc lên kế hoạch áp dụng nó trong thời gian dài. Thiếu nhân công trình độ cao trong sản xuất đã luôn là vấn đề trong nhiều năm trở lại đây, và với những doanh nghiệp đang có ý định sắm sửa thiết bị, họ cũng nên phải để tâm đến vấn đề đó với khả năng của hệ thống IIOT khi được tích hợp. Điều này cũng có thể làm giảm phần nào gánh nặng về thiếu nhân công chất lượng cao và cho phép những cỗ máy robot hoàn toàn hay bán tự động có thể hành động cho cả vận hành và sửa chữa. 

    Một lần nữa, việc xem xét việc áp dụng Công nghiệp 4.0 tách biệt với các kế hoạch tăng trưởng chung sẽ khiến việc tiết kiệm lao động trở nên khó khăn phần nào.

    Chọn ra một con đường

    Các công nghệ khác nhau tạo nên Công nghiệp 4.0 sẽ biến đổi thế giới sản xuất trong những thập kỷ tới. Và lập lên kế hoạch chiến lược áp dụng theo thời gian có thể mang lại khoản tiết kiệm lớn. Một nghiên cứu của PwC ước tính rằng các công ty sử dụng công nghệ  4.0 sẽ giảm chi phí 3,6% cho đến năm 2021 và tăng thêm 2,9% doanh thu thông qua số hóa sản phẩm và dịch vụ. Một ví dụ về điều này là phần mềm giám sát máy và OEE của Data Insight có thể cung cấp trực quan hóa dữ liệu sản xuất trong thời gian thực. Nhân viên nhà máy có thể đưa ra quyết định nhanh hơn và tự tin hơn. Chính loại chức năng này có thể giúp giảm số lượng nhân lực cần thiết đồng thời tăng năng suất và OEE.

    Các nhà sản xuất cũng phải coi các nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị là đối tác chiến lược lâu dài. Người ta ước tính rằng tự động hóa hoàn toàn một ngành có thể mất tới 10-15 năm, và trong khoảng thời gian này, khi các công nghệ dành cho Công nghiệp 4.0 tiếp tục phát triển, các nhà cung cấp này có thể cung cấp hỗ trợ và kiến ​​thức chuyên môn để giúp lập kế hoạch giải pháp phù hợp cho từng nhà sản xuất . Nhà cung cấp công nghệ có thể giúp tạo ra một ứng dụng phù hợp với nhu cầu của nhà sản xuất cụ thể.

    Khi các công ty lên kế hoạch phát triển theo thời gian, họ cũng cần lập kế hoạch cho quy mô phát triển của hệ thống Công nghiệp 4.0 của mình. Một công ty có thể bắt đầu với phần mềm đơn giản thu thập dữ liệu từ các cảm biến để quản lý OEE và sản xuất. Nhưng theo thời gian, khi lợi ích tích lũy và tác động từ chất lượng của dữ liệu và phân tích trở nên rõ ràng, công ty có thể muốn mở rộng quy mô để trang bị nhiều thiết bị hơn trên phạm vi rộng mở hơn cho nhà máy. Điều này sẽ cho phép họ theo dõi các sản phẩm trong chuỗi cung ứng, quản lý hàng tồn kho chính xác hơn, phát triển hoạt động bảo trì dự đoán và nhiều đề xuất khác chưa được xem xét ngay từ đầu hành trình. 

    Và các nền tảng như của Data Insight cung cấp cho phép hiển thị toàn bộ khu vực sản xuất thông qua bảng điều khiển, cảnh báo có thể tùy chỉnh, OEE có thể theo dõi và báo cáo sử dụng cũng như quản lý tài sản nhà máy.

    Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

    Công ty TNHH Công Nghệ Data Insight Việt Nam 

    • Hotline: 0916.848.638
    • VP Hà Nội: Số 6 Kim Đồng, phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    • VP Hồ Chí Minh: 99 đường Cộng Hòa, Phường 4, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN